Nghề làm khô cá biển mang lại cho các nông dân miền biển nguồn thu nhập ổn định và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Không chỉ phát triển các nghề như lột ghẹ, câu tôm cá, chế biến mắm,… mà nghề phơi cá khô truyền thống cũng được nhiều người dân lựa chọn.
Nghề làm khô cá biển truyền thống
Không khó để tìm đến những làng chài có nghề phơi cá khô truyền thống trên dọc đường bờ biển hình chữ S trên đất nước Việt Nam. Những cái tên nổi tiếng như làng nghề làm khô cá biển Bình Thắng – Bến Tre, thị trấn Vàm Láng – Tiền Giang hay làng khô Phú Thọ – Đồng Tháp. Ngoài những hình ảnh lao động tuyệt đẹp, những miếng cá khô vàng óng chính là phút giây lao động vất vả của người dân nơi đây.
Đến những địa danh này, nhất là vào những ngày nắng, hình ảnh những vỉ cá tươi được xẻ phơi khô khiến nhiều du khách thích thú. Để có được những vỉ cá này, ngư dân phải đón các tàu cá từ sớm, thậm chí trực tiếp đi đánh bắt và đem về chế biến. Đến với các làng nghề làm khô cá biển, không khí nhộn nhịp, vui tươi nơi đây sẽ khiến bạn cảm nhận rõ nhất nhịp sống làng biển.
Nguồn gốc của nghề làm khô cá biển
Nghề làm cá khô truyền thống đã có từ rất lâu đời và dần phát triển đến ngày nay. Thuở xưa, những ngư dân làm khô cá bởi số lượng cá tươi đánh bắt được mỗi ngày quá nhiều. Các công cụ, thiết bị để trữ cá lại chưa phát triển như ngày nay. Khi ấy, làm cá khô phơi nắng là giải pháp tốt nhất để dự trữ.
Theo thời gian, những cư dân tại làng chài khi lập nghiệp phương xa đều mang bên mình những túi cá khô quê hương. Dần dần, nhiều người ở các địa phương khác biết đến món ăn này và tìm mua. Cũng từ đó, có những làng chài đã chính thức trở thành làng truyền thống, gìn giữ nghề làm khô cá biển.
Công đoạn làm khô cá biển truyền thống
Khô cá biển có nhiều loại như cá chỉ vàng, khô cá lóc, cá đuối khô, cá cơm khô và nhiều loại cá biển khác. Để cho ra lò những mẻ khô cá biển vàng óng, giữ được hương vị biển cả và dự trữ được lâu, ngư dân phải tiến hành nhiều công đoạn.
Đầu tiên là xử lý nguyên liệu (cá) kỹ càng. Cá từ trên thuyền đổ xuống cần phân loại to, nhỏ. Những loại cá to sẽ phải chặt đầu, bỏ vẩy, mổ bụng và làm sạch. Nếu cá có khối lượng to hơn thì sẽ được cắt khúc để dễ phơi khô cũng như đóng túi. Ngư dân thường dùng nước, dấm ăn và nước gừng để khử mùi tanh cho cá.
Bước tiếp theo là ướp muối để cá không bị hỏng khi phơi. Trước khi phơi lên sàng, cần khử muối để cá bớt mặn. Đây cũng là giai đoạn thêm ớt và các gia vị khác tùy theo loại cá. Đem cá phơi hoặc sấy khô và đóng gói là công đoạn cuối cùng.
Du lịch nơi làng nghề làm khô cá biển truyền thống
Hiện nay, các làng nghề làm cá khô không chỉ chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm cho các địa phương trên cả nước mà còn được phát triển về du lịch. Nhiều hộ dân đã mở các dịch vụ hấp dẫn như: trải nghiệm đánh bắt cá, trải nghiệm làm cá khô tại nhà để mời gọi khách thập phương.
Khi đến với các làng nghề này, bạn sẽ được tìm hiểu về nghề làm khô cá biển cũng như tham gia vào công đoạn làm khô cá. Các món ăn đặc sản cũng được mở ra để phục vụ khách du lịch.
Kết luận
Các làng nghề làm khô cá biển trải dài dọc theo đường bờ biển của Việt Nam. Nổi tiếng nhất là những làng chài tại Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang,… Nếu muốn mua sản phẩm khô cá biển, bạn đọc cũng có thể tìm đến các chợ truyền thống hoặc chợ gần biển để tìm mua về và thưởng thức.
Có thể bạn quan tâm
+ Tổng hợp các bước tự làm gia vị ướp thịt nướng chuẩn vị nhà hàng
+ Cách làm bánh flan ngon khó cưỡng cho hội mê bếp
+ Cách ướp gà nướng truyền thống ngon đúng chuẩn vị
+ [Bạn có biết] Lợi ích khi sử dụng rượu mật ong đối với cơ thể